Nhóm người hóa trang Halloween rùng rợn, gợi cảm giác chết chóc: Quá phản cảm
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong ngày 26.1, vịnh Bắc bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 8 (ngang cấp bão nhiệt đới), giật cấp 9 - 10; trạm Hòn Ngư và trạm Phú Qúy có gió giật mạnh cấp 8.Dự báo, trong ngày và đêm 27.1, vịnh Bắc bộ có gió mạnh cấp 6 - 7, chiều tối và tối có lúc cấp 8, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng cao 2 - 4,5 m.Khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Từ đêm 27 - 28.1, khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động, sóng cao 3 - 5 m; vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng biển cao 3 - 5 m.Vịnh Bắc bộ gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động, sóng biển cao 2 - 3 m. Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.Cùng ngày, cơ quan khí tượng cho biết, không khí lạnh đã ảnh hưởng toàn miền Bắc, tiếp tục ảnh hưởng đến Bắc và Trung Trung bộ. Ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối; ở Trung Trung bộ trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 9 - 12 độ C, vùng núi 6 - 8 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C; từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14 - 17 độ C; từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 19 độ C.TP.HCM rút tên 5 cơ sở tiêm chủng vắc xin
Theo thông báo của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đơn vị sẽ chấm dứt toàn bộ hoạt động từ 15.1. Các kênh thuộc VTC như: VTC1 HD, VTC2, VTC3 HD, VTC4 HD, VTC5 HD, VTC6 HD, VTC7 HD, VTC8, VTC9 HD, VTC10 HD, VTC11, VTC14 HD, VTC16 HD sẽ ngừng sản xuất, phát sóng trên tất cả hạ tầng tiếp phát sóng.Nhiệm vụ, chức năng của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC được chuyển về Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).VOV TV và Truyền hình Nhân Dân cũng chính thức dừng hoạt động từ 0 giờ ngày 15.1. Trước đó, Quốc hội TV và Truyền hình Thông tấn dừng hoạt động từ đầu tháng 1.2025.Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC thành lập ngày 19.8.2004 nhằm ứng dụng, thử nghiệm kỹ thuật số trong phát sóng truyền hình. Năm 2015, đài được bàn giao về Đài Tiếng nói Việt Nam quản lý. VOV TV ra đời năm 2008, còn Truyền hình Nhân Dân ra đời năm 2015.Truyền hình Quốc hội được phát sóng thử nghiệm từ tháng 10.2014 - 1.2015. Từ tháng 1.2015, kênh truyền hình chuyên biệt về Quốc hội chính thức khai trương, với nhiệm vụ truyền tải thông tin về Quốc hội, các hoạt động của Đảng và Nhà nước đến các cử tri trên khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.Việc chấm dứt hoạt động của các kênh truyền hình trên được thực hiện theo Nghị quyết 178 của Bộ Chính trị và Kế hoạch 141 của Chính phủ về sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy.
Tiếp sức mùa thi 2022: Hỗ trợ tối đa để thí sinh có kỳ thi tốt nhất
Giáo viên Lâm Vũ Công Chính, Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), cho rằng đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sớm hơn là chưa hợp lý với năm học này. Theo ông Chính, từ đầu năm học 2024-2025 Bộ GD-ĐT đã công bố kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày 26 và 27.6. Do đó sự thay đổi khi mà kỳ thi chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc sẽ làm xáo trộn tâm lý của học sinh và kế hoạch giảng dạy của thầy cô phải rút ngắn hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, ông Chính nói, phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong tháng 6, ngay sau khi kết thúc năm học là hợp lý nhưng nên áp dụng vào năm học sau. Trước lý giải đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành phố, giáo viên này cho rằng không đúng quan điểm. Việc sắp xếp lại bộ máy hành chính tinh gọn để hiệu quả hơn mà nay các sở GD-ĐT lại đề xuất thi sớm để giữ "ê kip cũ" vì lo ngại vấn đề "kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế" có chăng gây hoang mang cho toàn ngành và xã hội. "Tôi cho rằng mọi điều chỉnh, thay đổi thì cần có kế hoạch ngay từ đầu năm học chứ không nên 'đào kênh rẽ nước' làm ảnh hưởng đến hàng triệu thí sinh trên cả nước trước kỳ thi quan trọng mang tính quốc gia", giáo viên Trường THPT Nguyễn Du bày tỏ quan điểm...Trong khi đó, giáo viên Phan Thế Hoài, dạy ngữ văn ở Q.Bình Tân (TP.HCM) cho hay ủng hộ đề xuất của TP.HCM và một số tỉnh về việc thi tốt nghiệp THPT vào đầu tháng 6. Bởi vì, thầy và trò đã quen với các dạng đề thi minh họa, tham khảo do Bộ GD-ĐT cung cấp từ năm 2023, 2024. Cùng với đó, nếu kỳ thi này được tổ chức sớm thì giáo viên sẽ có thêm thời gian nghỉ hè.Bên cạnh đó, thầy Hoài cũng nói, theo Thông tư 29, học sinh được học thêm ở trường 2 tiết/môn/tuần thì việc ôn tập kéo dài cũng không có mấy hiệu quả. Tốt nhất là học sinh vừa học vừa tự ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên theo yêu cầu cần đạt của chương trình là có thể làm bài tốt.Cũng vẫn là những tranh luận trước việc nên hay không nên đẩy thời gian thi tốt nghiệp THPT lên sớm hơn so với dự kiến, một giáo viên lịch sử tại Q.Bình Tân (TP.HCM) nói rằng: "Đã học thì phải tự giác và có ý thức ngay từ năm lớp 10. Không để chờ đến cuối tháng 6 mới thi mới học. Nhiều học sinh đến lớp ôn tập nhưng không học. Thi sớm để các em có ý thức học tập hơn".Tuy nhiên, giáo viên Nguyễn Thành Nhân (Q.7, TP.HCM) cho rằng nếu tổ chức thi sớm để học sinh có ý thức hơn là chưa thực sự hợp lý, bởi ý thức học tập không chỉ phụ thuộc vào thời gian tổ chức kỳ thi mà còn do cách giáo dục và định hướng từ trước. Học sinh lớp 12 đang theo chương trình mới từ lớp 10, phải đối mặt với lượng kiến thức lớn và sự thay đổi giữa sách cũ – mới, nếu đột ngột thi sớm hơn sẽ khiến các em không đủ thời gian ôn tập, gây áp lực và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả. Không thể đánh đồng tất cả học sinh với một số ít bạn không tập trung trong giờ ôn tập để thay đổi thời gian sớm hơn.Từ đó, giáo viên này cho rằng: "Học sinh cần thời gian ôn luyện, nâng cao... Chưa kể cấu trúc đề thi mới khác hơn mấy năm về trước, các em thật sự rất cần thời gian để ôn thi tốt nghiệp THPT, nhất là giai đoạn này".Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Nên thi sớmGiữ nguyên lịch thi dự kiếnÝ kiến khác
Anh Nguyễn Gia Thành (32 tuổi), chủ phòng gym tại chợ Quán Thành, P.Xương Giang, TP.Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, nơi anh Hải đang tập luyện, cho biết: “Sau khi bị tai nạn lao động sức khỏe Hải yếu hơn trước rất nhiều. Thời gian đó, về mặt tâm lý Hải có phần mặc cảm, tự ti… nên không giao lưu với bạn bè như trước. Thấy vậy, mình mới gọi Hải ra tập gym để cải thiện sức khỏe. Hải là người sống rất nghị lực, giờ em ấy chăm chỉ, ý chí, tự tin và có được một sức khỏe tốt. Trong phòng tập, Hải đã cởi mở, vui vẻ và hòa đồng với mọi người hơn”.
Nhận định Man City vs Chelsea (23 giờ 30 ngày 8.5): Giờ đăng quang đã điểm?
Nguyễn Thanh Tùng là cựu sinh viên Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội), hiện đang làm giáo viên IELTS tự do. Thế nhưng, ít ai biết rằng đằng sau thành tích 9.0 IELTS của anh là một quá trình ôn luyện và thi cử kéo dài suốt 10 năm.Lý do Tùng quyết tâm đạt được điểm số cao này không chỉ để khẳng định năng lực của bản thân mà còn là để tạo niềm tin với học viên. "Mình là giáo viên dạy IELTS tự do, nên mình muốn chắc chắn rằng những gì tôi dạy cho học viên đều chính xác. Điểm số 9.0 sẽ là bằng chứng cho sự tin tưởng mà học viên dành cho mình", Tùng chia sẻ.Hành trình của Tùng bắt đầu từ những năm đại học, khi anh quyết định làm quen với kỳ thi IELTS. Lần đầu thi vào năm 2014, Tùng đạt 7.5, một con số không tồi, nhưng không đủ để anh hài lòng. "Mặc dù mình đạt điểm khá cao, nhưng kỹ năng viết (writing) và kỹ năng nói (speaking) vẫn chỉ được 6.5. Và mình phải cải thiện rất nhiều", Tùng nói tiếp.Sau đó, Tùng quyết định tập trung cải thiện hai kỹ năng khó nhằn này. Mất đúng 10 năm, anh mới có thể đạt được điểm số 9.0. "Cải thiện kỹ năng nói và kỹ năng viết là cả một quá trình vất vả. Lần đầu mình thi IELTS, chi phí thi là 3,5 triệu đồng. Những lần sau, chi phí cứ tăng dần lên. Trong suốt thời gian này, mình ước tính đã chi khoảng 80 triệu đồng cho việc thi. Nếu tính thêm chi phí tham gia các lớp học do cựu giám khảo tổ chức online, tổng chi phí rơi vào khoảng 100 triệu đồng", Tùng chia sẻ.Không dừng lại ở việc đi thi, Tùng còn dành nhiều giờ mỗi ngày để luyện tập. Tùng chia sẻ mỗi ngày anh dành ra 5 giờ để luyện kỹ năng nói và 5 giờ tiếp theo để luyện kỹ năng viết. "Có những lúc mệt mỏi, mắt không mở nổi, chỉ muốn bỏ cuộc. Nhưng mình nghĩ đến việc bỏ cuộc thì sẽ làm gương xấu cho học viên, nên lại tự động viên bản thân phải tiếp tục", Tùng chia sẻ.Theo Tùng, một trong những thử thách lớn nhất trong hành trình luyện thi của anh là không có lớp học nào dành riêng cho việc đạt điểm 9.0. "Khi mình chia sẻ mục tiêu đạt 9.0 với các giáo viên, họ đều cho rằng đó là điều bất khả thi. Chính vì vậy, mình quyết định tự học. Trong suốt quá trình ôn luyện, mình phải tự tổ chức lại những kiến thức đã học sao cho dễ áp dụng vào thực tế. Để đạt 8.0, bạn có thể xây dựng một kế hoạch rõ ràng, nhưng để đạt 9.0 thì không ai có thể đưa ra một lộ trình cụ thể. Vì vậy, mình cảm thấy như đang đi trong bóng tối mà không có đèn pin", anh nói.Bên cạnh việc luyện tập truyền thống, Tùng còn ứng dụng công nghệ, đặc biệt là sử dụng AI như ChatGPT để cải thiện kỹ năng viết và nói. "Khi luyện viết, mình nhập câu trả lời vào ChatGPT và nhờ công cụ này đánh giá về ngữ pháp, cách diễn đạt, giúp mình cải thiện câu văn sao cho tự nhiên và mượt mà hơn. Bên cạnh đó, mình còn sử dụng AI để luyện phát âm và ngữ điệu như thu âm phần Speaking và nhận phản hồi về phát âm, ngữ điệu và độ trôi chảy trong bài nói. Việc này giúp mình cải thiện khả năng phản xạ và điều chỉnh phát âm để trở nên tự nhiên hơn", Tùng bộc bạch.Theo Tùng, yếu tố quan trọng nhất để thành công trong việc học tiếng Anh chính là kiên trì và sự chủ động. "Việc luyện tập nhiều là điều kiện cần, nhưng quan trọng hơn là biết phải luyện tập cái gì. Khi luyện đề, bạn không chỉ làm cho xong rồi tra kết quả, mà phải học được điều gì từ mỗi đề thi", anh nói.Tùng chia sẻ một trong những bí quyết để giỏi tiếng Anh của anh là luyện kỹ năng nói nhiều để cải thiện kỹ năng nghe. "Khi bạn luyện kỹ năng nói thường xuyên, bạn sẽ quen với cách phát âm, ngữ điệu và tốc độ nói của người bản xứ. Điều này giúp bạn nghe tốt hơn", Tùng nói.Anh cũng áp dụng phương pháp học viết để cải thiện đọc: "Khi bạn viết nhiều, bạn sẽ quen với cách sử dụng từ vựng học thuật, cấu trúc câu phức tạp và cách trình bày ý tưởng rõ ràng. Điều này giúp bạn đọc hiểu nhanh hơn".Tùng mong rằng câu chuyện của mình sẽ truyền cảm hứng cho các bạn trẻ. Theo Tùng, đừng bao giờ nghĩ rằng đạt IELTS 9.0 là một điều gì đó là quá khó khăn và đừng để những lời nói bên ngoài làm bạn mất niềm tin vào mục tiêu của mình. Nếu bạn thất bại, đừng nản lòng. Hãy đứng dậy và tiếp tục đi.Anh cho biết: "Những lúc mệt mỏi, mình nghĩ đến mục tiêu lớn mà bản thân đang hướng tới và lại tiếp tục ngồi dậy học. Khi học sinh nhìn thấy sự cố gắng của thầy, họ cũng sẽ có động lực để kiên trì hơn trong việc học". Nhìn lại hành trình 10 năm gian nan, Tùng đã chứng minh rằng, với sự kiên trì, phương pháp học đúng đắn và việc áp dụng công nghệ, không gì là không thể.Nguyễn Thị Như Ý, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết bạn rất ngưỡng mộ với sự kiên trì và bền bỉ của Tùng. "Anh ấy là nguồn động lực lớn trong hành trình học tiếng Anh của mình. Những gì anh ấy đã trải qua và đạt được khiến mình cảm thấy tự tin hơn vào khả năng của bản thân và thêm quyết tâm theo đuổi mục tiêu học tập", Ý nói.Hoàng Khánh Linh, giáo viên tiếng Anh tại Trường THCS Linh Trung (TP.HCM), nhận xét rằng sự nỗ lực của Nguyễn Thanh Tùng trong hành trình đạt được IELTS 9.0 là một tấm gương sáng cho quá trình học tập kiên trì và đạt được mục tiêu. Theo chị Linh, điều đáng trân trọng ở Tùng không chỉ là thành tích cá nhân mà còn là sự cống hiến cho học viên của mình. "Tùng đã bỏ ra thời gian, công sức và trải nghiệm để không ngừng hoàn thiện bản thân, đồng thời chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm quý giá với học viên. Điều này khiến tôi rất ngưỡng mộ", chị Linh nói.